Những ngọn núi lửa đẹp đến ‘nghẹt thở’ trên Trái đất
Con người vẫn nghĩ rằng chúng ta có quyền làm chủ Trái đất. Tuy nhiên, hành tinh nhiều lần nhắc nhở rằng chúng ta chỉ là những cư dân sống trên lưng nó, mà núi lửa là lời nhắc nhở mạnh mẽ nhất. Hãy ngắm những bức ảnh núi lửa đẹp đến nghẹt thở những cũng đầy nguy hiểm trên thế giới.
Puyehue-Cordon Caulle ở tỉnh Ranco, Chile vào năm 2011-2012 đã bùng nổ và trở thành vụ phun trào lớn nhất của thế kỷ 21 cho đến nay. Sau 51 năm không hoạt động, ước tính nó đã phun khoảng 100 triệu tấn tro, cát và đá bọt, một số bay vòng quanh địa cầu
Miệng núi lửa Lagoa de Santiago ở đảo Sao Miguel của Bồ Đào Nha có hồ đôi Lagoa das Sete Citades. Trong truyền thuyết, hồ nước được tạo ra bởi nước mắt của hai người tình trẻ bị nhà vua cấm gặp nhau.
Trong vụ phun trào năm 1980, núi lửa St Helens ở Washington, Mỹ được kích hoạt bởi một trận lở đất. Đây là trận lở đất lớn nhất trong lịch sử được ghi lại và để lại dấu vết rõ ràng ở miệng núi lửa.
Núi lửa Ol Doinyo Lengai ở Tanzania liên tiếp phụ trào vào các năm 2007 và 2008, phun ra tro bụi cao hàng nghìn mét và mỗi lần lại để lại địa hình khác nhau trên miệng núi lửa
Núi lửa Vesuvius thống trị Vịnh Naples, Italia và các trung tâm dân cư nằm trong tầm với của nó. Điều này đã làm cho Vesuvius trở thành một trong những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới và là ngọn núi lửa lục địa duy nhất ở châu Âu đã phun trào trong 100 năm qua
Tháp Quỷ là những gì còn lại của một ngọn núi lửa khổng lồ đã bùng nổ ở bang Wyoming, Mỹ. Nó đã từng xuất hiện trong bộ phim Close Encounters of the Third Kind của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg.
Baroarbunga là một ngọn núi lửa nằm dưới băng lớn nhất của Iceland. Trong vụ phun trào 2014-2015, miệng núi lửa bị lún khoảng 65m, khiến bề mặt sông băng bao quanh nó cũng chìm bớt
Trong lịch sử, các vụ phun trào lớn nhất của núi lửa Cotopaxi, Ecuador là vào các năm 1742, 1744, 1768 và 1877. Riêng năm 1877, dòng nham thạch đã nung chảy phần băng trên đỉnh núi tạo ra dòng bùn chảy dài hơn 100km xuống Thái Bình Dương
Đỉnh Teide trên đảo Tenerife là điểm cao nhất ở Tây Ban Nha và các đảo của Đại Tây Dương ở độ cao 3.718m. Hòn đảo Tenerife được tạo ra thông qua sự bồi đắp của 3 ngọn núi lửa lớn và Teide đã lớn lên trong suốt 160.000 năm
Zendan-e Soleyman ở Iran là một ngọn núi lửa cổ đại đã tắt được hình thành từ phần lớn là trầm tích. Miệng núi lửa rộng 65m và sâu 85m, chứa đầy nước từ nhiều thế kỷ trước nhưng đã khô cạn từ lâu.
Bức ảnh tuyệt đẹp này cho thấy ngọn núi Etna ở Sicily, Italia thấp thoáng trên tàn tích của một nhà hát Hy Lạp cổ đại. Nó bắt đầu phun trào khoảng 500.000 năm trước, nằm dưới một tầng núi 35.000 năm tuổi.
Ngọn núi lửa hình khiên này trên đảo Reunion trên Ấn Độ Dương, thuộc Pháp, là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới, gần đây nhất là vào tháng 10-2019. Mặc dù vậy, nó là một địa điểm du lịch nổi tiếng, khi du khách có thể tiếp cận đỉnh núi
Các đợt phun trào của núi lửa Misti và các núi lửa lân cận đã làm cho khu vực Arequipa trở thành vùng đất cực kỳ màu mỡ ở Peru. Arequipa cũng được đặt biệt danh là “thành phố trắng” do người dân thường sử dụng loại đá núi lửa trắng để xây nhà
Ở độ cao 3.726m, Rinjani là núi lửa cao thứ hai ở Indonesia, nhưng lại nằm dưới hồ Segara Anak. Trong các vụ phun trào năm 1994 và 1995, dung nham núi lửa đã lấp đầy một phần của hồ
Bức ảnh ngoạn mục này cho thấy Diamond Head, ngọn núi lửa nổi tiếng trên quần đảo Hawaii, Mỹ với địa hình hình thành khoảng 400.000-500.000 năm.
Từ năm 2002, núi lửa Fuego ở Antigua, Guatemala bắt đầu thời kỳ hoạt động gần như liên tục. Đỉnh điểm là một vụ phun trào bất ngờ vào năm 2018, chôn vùi một số ngôi làng và khiến gần 200 người thiệt mạng.
Núi Ruapehu, thuộc vườn quốc gia Tongariro, New Zealand từng xảy ra vụ nổ lớn giai đoạn 22.000-10.000 năm trước. Tần suất thức giấc của núi lửa khoảng 50 năm với hồ chứa đầy nước ấm, có tính axit ở giữa
Núi Ararat là đỉnh núi cao nhất Thổ Nhĩ Kỳ với độ cao 5.137m. Ararat là một núi lửa phức hợp, hay thay đổi thói quen phun trào, ngay gần biên giới với Armenia
Hải Yến