Lưu ý chế độc chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý để giúp trẻ khỏe mạnh trong mùa đông.
Những bệnh trẻ hay gặp trong mùa đông
Bệnh hen suyễn: Những thay đổi về thời tiết và thời tiết lạnh thường gây ra các cơn hen suyễn. Điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc giảm hen suyễn sẵn sàng cho mùa đông và có kế hoạch điều trị sớm nếu trẻ bắt đầu ho hoặc có các triệu chứng nặng hơn của cơn hen suyễn. Nếu bệnh hen suyễn của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn trong mùa đông, có thể bạn phải cần sử dụng thuốc ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
Ho mãn tính: Mặc dù nhiều trẻ bị ho vào mùa lạnh và cúm khi bị ốm, nhưng nếu con bạn thường bị ho mãn tính kéo dài hết mùa đông, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ xem trẻ có thể bị hen suyễn hay không.
Ảnh: Parentlane
Da khô: Thiếu độ ẩm do không khí lạnh, khô bên ngoài và không khí ấm, khô bên trong thường khiến trẻ bị ngứa và khô da trong mùa đông. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi rửa tay thường xuyên và quanh miệng (viêm da quanh miệng). Sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa nhẹ hoặc chất thay thế xà phòng khi tắm và sau đó nhanh chóng thoa kem dưỡng ẩm có thể giúp tránh và điều trị da khô. Bạn cũng chú ý thoa lại kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày cho trẻ.
Bệnh chàm: Trẻ em bị bệnh chàm thường có da đỏ, ngứa quanh năm, nhưng có thể nặng hơn vào mùa đông. Hãy gặp bác sĩ nếu biện pháp điều trị bệnh chàm thông thường không hiệu quả trong mùa đông, đặc biệt nếu sử dụng steroid và kem dưỡng ẩm không có tác dụng kiểm soát các triệu chứng của trẻ.
Chảy máu cam: Không khí khô có thể khiến trẻ hay bị đổ máu cam. Có thể ngăn ngừa chảy máu cam bằng cách làm ẩm mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc gel nhỏ mũi mỗi ngày. Hãy nhớ rằng trẻ em cũng có thể bị chảy máu cam khi bị cảm lạnh, nhiễm trùng xoang hoặc dị ứng.
Bí quyết chung giúp trẻ khỏe mạnh
Khuyến khích trẻ tránh ở gần những người đang bị cảm lạnh hoặc cúm.
Tiêm phòng cúm hàng năm.
Tránh cho trẻ đứng gần khu vực có người hút thuốc lá.
Cho trẻ mang theo một chai nước đến trường, thay vì sử dụng bình nước chung của trường vì nguy cơ lây nhiễm rất cao, đặc biệt là trong mùa lạnh và cúm.
Dạy trẻ rửa tay thường xuyên.
Dạy con “cách ho” theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Mỹ. Đó là dạy trẻ ho quay đầu ra chỗ không người, ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy dùng một lần hoặc bên úp mặt vào phần trong cánh tay nếu chúng không có khăn giấy, thay vì chỉ ho hoặc hắt hơi úp mặt vào lòng bàn tay. Điều này sẽ khiến lây lan virus lên bất cứ những gì trẻ chạm vào.
Cha mẹ cũng đừng bỏ qua những mẹo này để giúp trẻ khỏe mạnh:
Cho trẻ mặc quần áo thích hợp khi thời tiết lạnh. Trẻ em nên mặc nhiều lớp quần áo rộng rãi, nhẹ.
Giúp con tăng cường hoạt động thể chất trong mùa đông: Mặc dù trời lạnh sẽ khó thực hiện các môn thể thao ngoài trời, nhưng trẻ em cần tăng cường hoạt động thể chất trong mùa đông bằng cách tham gia các môn thể thao trong nhà như bóng rổ, bóng đá trong nhà hoặc bóng chuyền.
Cân nhắc ưu và nhược điểm của việc sử dụng máy tạo độ ẩm: Nhiều bậc cha mẹ sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương trong mùa đông để giúp trẻ không bị chảy máu cam và da khô. Tuy nhiên độ ẩm cao hơn cũng có thể làm tăng mức độ của mạt bụi và nấm mốc trong nhà, có thể gây dị ứng ở những người nhạy cảm.
Những lầm tưởng có thể gây hại sức khỏe
Những lầm tưởng về sức khỏe mùa đông rất phổ biến và có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Các vitamin và khoáng chất bổ sung có thể giúp con bạn không bị ốm trong mùa đông: Mặc dù một số cha mẹ cho con bạn uống thêm nước cam, vitamin C và các loại vitamin khác có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, nhưng chúng có thể sẽ không giúp con bạn không bị cảm lạnh và cúm trong mùa đông.
Cho trẻ em vận động ngoài trời quá lâu: Trẻ em có nguy cơ bị tê cóng và hạ thân nhiệt, vì vậy hãy cho trẻ vào trong nhà để sưởi ấm thường xuyên, đặc biệt nếu trẻ bắt đầu cảm thấy lạnh hoặc mệt mỏi.
Trẻ em cần dùng kháng sinh mỗi khi bị sổ mũi, đặc biệt là khi nước mũi có màu xanh hoặc vàng: Đây có lẽ là một trong những lầm tưởng về sức khỏe mùa đông nguy hiểm, vì nó có thể dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh, thứ không cần thiết cho hầu hết các trường hợp sổ mũi, vì chúng thường do cảm lạnh và các loại virus khác gây ra.
Không dùng kem chống nắng trong mùa đông: Mặc dù các tia nắng mặt trời có thể không mạnh vào mùa đông như mùa hè, nhưng chúng vẫn có thể gây cháy nắng, đặc biệt là khi chúng phản xạ lại tuyết, vì vậy hãy nhớ sử dụng kem chống nắng quanh năm./.
Hoàng Danh/ Theo Verywellfamily