Bài thuốc từ quả trám trong đời sống hàng ngày
Trám có 2 loại là trám trắng có vỏ màu xanh lục và trám đen có màu xanh thẫm. Quả trám vị chua, tính ấm, có tác dụng giải khát, thanh họng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nhức đầu.
Thành phần và tác dụng của quả trám.
Trám có 2 loại là trám trắng có vỏ màu xanh lục và trám đen có màu xanh thẫm. Quả trám vị chua, tính ấm, có tác dụng giải khát, thanh họng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nhức đầu.
Tác dụng của quả trám trong đời sống hàng ngày
Trám dùng làm thuốc là trám trắng. Cùi trám giàu protein, đường, một số vitamin, đáng chú ý là vitamin C và khoáng chất như canxi, photpho, kali, magie, sắt, kẽm…
Bài thuốc phối hợp từ quả trám với các vị thuốc khác.
- Về mùa đông, nếu đêm ngủ bị khô cổ và ho, gây mất giấc: Dùng 20 – 30 quả trám trắng, bỏ hạt, đập dập nấu nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật để dễ uống ban ngày.
- Viêm họng cấp hay mạn tính, viêm amidan, khô cổ, mất tiếng: Dùng trám muối để ngậm hoặc pha nước uống. Có thể dùng trám tươi để hãm uống.
- Sốt cao, khô miệng, khát nước: giã quả trám lấy nước uống hàng ngày.
- Ho khản cổ: Lấy trám tươi 4 quả bỏ hạt, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống. Bài thuốc này có tác dụng tư âm, giáng hỏa, lợi yết hầu, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.
Bài thuốc trị ho khản cổ từ quả trám
- Kiết lỵ ra máu: Dùng trám khô và ô mai lượng bằng nhau đốt thành tro. Ngày dùng 9g uống với nước cơm.
- Ngộ độc cua, cá: Lấy trám trắng 30g sắc nước uống. Cách này cũng dùng cho trẻ em lên sởi và chữa bệnh hoại huyết.
- Sâu răng: Lấy quả trám đốt, tán nhỏ, trộn thêm một ít xạ hương bôi vào chỗ đau.
- Viêm tắc mạch máu: Dùng quả trám trắng luộc chín, ăn cái uống nước hàng ngày, mỗi ngày 200g. Liệu trình 1 – 2 tháng.
- Nẻ da do lạnh, cước, khô nứt môi chảy máu: Lấy quả trám đốt thành tro, trộn với mỡ lợn hoặc dầu thức vật để bôi.
- Chữa ho, thanh nhiệt giải thử, dùng cho người luôn thấy miệng khô, hay khạc nước miếng, ôn bênh nhiệt thịnh, phổi ráo: Dùng trám tươi 5 quả bỏ hạt, kim thạch hộc 5g, thái nhỏ, rễ lau 5g thái nhỏ, mã thầy 5g gọt vỏ, lê 2 quả gọt vỏ, mạch đông 10g, ngõ sen 10 miếng. Tất cả nấu với 2 lít nước bằng lửa nhỏ 1 giờ. Để nguội lọc lấy nước uống hàng ngày.
- Đêt thanh nhiệt: Dùng trám tươi 20g bỏ hạt, rễ lau tươi 4 chùm thái nhỏ. Nấu với 0,5 lít nước trong ½ giờ, lọc nước uống. Trám tươi có tác dụng thanh phế, lợi hầu, khử hỏa, hóa đờm. Rễ lau thanh can nhiệt, vị nhiệt, sinh tân dịch, khỏi ho. Nên uống nóng.
- Muốn thanh tân, chỉ khát, giải nhiệt, thanh phế, lợi hậu, trị chứng hay nhổ nước bọt có khi có sợi máu, khó nuốt thức ăn, sưng họng, ho, buồn nôn: Lấy cam 10g, trám tươi 10g (bỏ hạt) ngõ sen tươi 120g, mã thầy 150g, gừng tươi 6g. Tất cả bỏ vỏ, giã nát, cho vào vải sạch vắt lấy nước uống.
- Phòng chữa bệnh đường hô hấp: Dùng trám tươi (bỏ hạt) 15g đập giập, củ cải sống 250g thái nhỏ. Dùng nồi đất ninh. Lấy nước uống thay trà, có thể ăn cái.
- Viêm họng khô rát, khản cổ, ho khan: Lấy trám 3 qủa, trà xanh 5g, mật ong 20g. Trám đập dập cho vào nồi đất đun 15 phút rồi rót vào cốc đã để sẵn trà, mật ong. Hãm 10 – 15 phút chờ nguội bớt, uống thay trà.
- Chữa động kinh: Lấy trám trắng bỏ hạt, đập dập, đun nhỏ lửa 30 phút, cho đường phèn đun thanh cao. Pha uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa con.
- Cảm cúm, bạch hầu: Trám 5 quả, củ cải trắng 200g nấu thành canh.
- Phụ nữ có thai bị nôn mửa: Trám 12g, vỏ bưởi 9g đun cách thủy trên lửa lớn cho chín trám, ăn 5 – 7 lần.
- Ngộ độc cá nóc: Dùng nước trám hoắc sắc nước trám để uống, cũng có thể lấy quả trám tươi, rễ cỏ tranh tươi mỗi thứ 120g ép lấy nước uống.
- Môi nẻ có mụn: Rang quả trám nghiền thành bột, trộn lẫn với mỡ lợn để bôi.
- Cảm nhiếm đường ruột, đại tiện ra máu: quả trám hoặc nhân trám đốt tồn tính, nghiền thành bột, mỗi lần uống 15g, uống với nước cơm.
- Nhân trám đốt tồn tính đắp lên chỗ sưng chân răng, chữa viêm chân răng. Cho thêm dầu thơm bôi vào chỗ đau chữa nứt nẻ đầu vú.