Phủ Tây Hồ đông nghịt khách mùng 1, nhiều người vẫn không ‘thích’ khẩu trang

Ngày 13/3 (tức ngày mùng 1 tháng Hai Âm lịch), dòng người nườm nượp đổ về Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) sau gần một tháng tạm đóng cửa để thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19. Các tiểu thương buôn bán tại di tích văn hóa tâm linh nổi tiếng này tỏ ra vô cùng phấn khởi, chuẩn bị cho những ngày bán, mua tấp nập.
Hàng quán bày bán đồ lễ ngay từ sáng sớm

Dự đoán trước, di tích văn hóa tâm linh nổi tiếng của Hà Nội sẽ trở lại đông khách trong ngày mùng 1, ngay từ 5 giờ sáng, các tiểu thương đã tấp nập chuẩn bị hàng hóa, đồ lễ phục vụ người đi lễ bái.

Một số hàng quán đều có dán khuyến cáo, nhắc nhở người dân rửa tay sát khuẩn khi vào quán ăn.

Chú thích ảnh
Các quán ăn cũng chuẩn bị hàng hóa đón khách sau thời gian dài Phủ Tây Hồ vắng lặng.

“Sau hơn một tháng tạm đóng cửa phủ để phòng dịch, không buôn bán được, hôm nay mùng 1 người dân tới lễ đông, nên tôi tranh thủ dậy sớm chuẩn bị thực phẩm để phục khách đến Phủ Tây Hồ. Các hộ kinh doanh đều phấn khởi, chỉ mong dịch bệnh chóng qua để những hộ kinh doanh nhỏ kinh doanh ổn định”, chị Ngọc Dung, nhân viên một quán ăn gần Phủ Tây Hồ cho biết.

Chú thích ảnh
Các hàng quán đều có dán khuyến cáo, nhắc nhở người dân rửa tay sát khuẩn khi vào quán ăn.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại Phủ Tây Hồ trong sáng 13/3, phần lớn khách tham quan, lễ bái đều trang bị khẩu trang đến để hành lễ. Đến 8 giờ sáng, rất đông người dân đã có mặt tại Phủ Tây Hồ.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Càng về trưa, dòng người càng đông.
Chú thích ảnh
Đồ lễ xếp chật kín phía bên ngoài.
Chú thích ảnh
Hầu hết người đến lễ bái đều đã có chuẩn bị khẩu trang theo đúng quy định phòng chống dịch.

Từ sáng sớm ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ đã bố trí lực lượng an ninh giám sát, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, và quét mã QR khai báo y tế ngay từ ngoài cổng.

Khai báo y tế bằng QR Code giúp giảm lượng người tập trung đông ở khu vực cửa. Đa phần người dân đều nghiêm túc chấp hành.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Người dân nghiêm túc chấp hành khai báo y tế.

Anh Minh Vũ (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đưa vợ đến đây để cầu may mắn, bình an. Sau khi dâng lễ và cầu an, chúng tôi cũng nhanh chóng ra về, không ở lại tham quan phủ để đề phòng dịch”.

Trong bối cảnh công tác phòng dịch COVID-19 vẫn là ưu tiên hàng đầu, thì vẫn khá nhiều người đi lễ Phủ Tây Hồ vẫn “quên” đeo khẩu trang hoặc đeo nhưng lại tháo xuống khi hành lễ.

Chú thích ảnh
Người dân tháo khẩu trang khi hành lễ.

“Việc đeo khẩu trang đã được bảo vệ nhắc nhở nhiều lần, nhưng cũng còn tùy vào ý thức của mỗi người. Mùng 1 mọi người đến đông như thế này, lực lượng chức năng, người giám sát cũng không thể bao quát hết được. Mỗi người cũng phải có tự ý thức chấp hành và hợp tác để an toàn cho chính mình”, chị Kiều My (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ về tình trạng này.

Chú thích ảnh
Hàng dài các ông đồ ngồi đợi viết sớ cho khách hàng cũng không hề đeo khẩu trang.

Phủ Tây Hồ là một trong những di tích trọng điểm của Hà Nội, nơi thường tập trung rất đông người đến hành lễ. Ngày mùng 1 Tết, Phủ Tây Hồ đã từng phải tạm đóng cửa 3 lần vì người đến lễ quá đông để đảm bảo an toàn cho việc phòng chống dịch COVID-19. Trong thời gian tới, mỗi người dân đến đây vẫn rất cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không nên lơ là, chủ quan, tuân thủ nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế về phòng chống dịch.

Tin, ảnh: Thúy Hà