Bưởi đỏ đặc sản vào vụ Tết
Ở xã Tráng Việt, gia đình anh Lương Văn Phương là một trong những hộ còn trồng nhiều bưởi đỏ nhất. Khu vườn rộng hàng trăm mét vuông của gia đình hiện đang có hơn 100 gốc bưởi đỏ, dự kiến cung ứng cho thị trường khoảng 1.500 trái bưởi đỏ trong dịp Tết Tân Sửu.
Theo thống kê của UBND xã Tráng Việt, tổng diện tích canh tác bưởi đỏ toàn xã hiện vào khoảng 20ha, tập trung chủ yếu ở thôn Đông Cao. Mỗi héc-ta, bà con nông dân trồng được hơn 400 gốc; cuối vụ cho thu hoạch từ 10 – 15 tấn bưởi. Toàn xã dự kiến cung ứng cho thị trường khoảng 10.000 trái bưởi đỏ trong dịp Tết Tân Sửu 2021. Điều đáng mừng, từ trước Tết Nguyên đán 1 – 2 tháng, tiểu thương khắp nơi đã về đặt hàng, cận Tết trở về thu mua tận vườn. Giá bán buôn từ 50.000 đồng trở lên/quả, bán lẻ không dưới 100.000 đồng/quả.
Phó Chủ tịch UBND xã Tráng Việt Trần Văn Khang cho biết, bưởi đỏ được xem là đặc sản có giá trị cao nhờ giá trị dinh dưỡng và hương vị đặc trưng. Bưởi có hình dạng to, tròn, vị chua – ngọt, tép ráo, ít hạt. Đặc biệt, màu đỏ bắt mắt giúp bưởi Đông Cao trở thành sản phẩm rất được ưa chuộng, tiêu thụ nhiều vào dịp Tết Nguyên đán. Không chỉ được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, mới đây, bưởi đỏ Đông Cao cũng đã được UBND TP Hà Nội phân hạng sản phẩm 4 sao trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Điều này giúp cho việc tiêu thụ bưởi đỏ trên thị trường thêm phần thuận lợi.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô cho biết, trong định hướng phát triển, địa phương sẽ mở rộng diện tích trồng bưởi đỏ lên quy mô từ 50ha trở lên. Cùng với tăng diện tích canh tác, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ Hợp tác xã bưởi đỏ Đông Cao trong việc quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP 4 sao này. Theo ông Phạm Thành Đô, chỉ khi xây dựng được chuỗi liên kết với sự tham gia trong khâu quản lý sản xuất và tiêu thụ của DN, nhà phân phối, bưởi đỏ mới tối đa hóa được giá trị. Từ đó, góp phần nâng cao hơn nữa thu nhập từ giống bưởi đặc sản cho các nông hộ tại xã Tráng Việt.
Phó Chủ tịch UBND xã Tráng Việt Trần Văn Khang cho biết, bưởi đỏ được xem là đặc sản có giá trị cao nhờ giá trị dinh dưỡng và hương vị đặc trưng. Bưởi có hình dạng to, tròn, vị chua – ngọt, tép ráo, ít hạt. Đặc biệt, màu đỏ bắt mắt giúp bưởi Đông Cao trở thành sản phẩm rất được ưa chuộng, tiêu thụ nhiều vào dịp Tết Nguyên đán. Không chỉ được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, mới đây, bưởi đỏ Đông Cao cũng đã được UBND TP Hà Nội phân hạng sản phẩm 4 sao trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Điều này giúp cho việc tiêu thụ bưởi đỏ trên thị trường thêm phần thuận lợi.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô cho biết, trong định hướng phát triển, địa phương sẽ mở rộng diện tích trồng bưởi đỏ lên quy mô từ 50ha trở lên. Cùng với tăng diện tích canh tác, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ Hợp tác xã bưởi đỏ Đông Cao trong việc quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP 4 sao này. Theo ông Phạm Thành Đô, chỉ khi xây dựng được chuỗi liên kết với sự tham gia trong khâu quản lý sản xuất và tiêu thụ của DN, nhà phân phối, bưởi đỏ mới tối đa hóa được giá trị. Từ đó, góp phần nâng cao hơn nữa thu nhập từ giống bưởi đặc sản cho các nông hộ tại xã Tráng Việt.