Những điều cần ghi nhớ để bệnh gai đốt sống cổ không gây nguy hiểm

Những lưu ý dành cho người bị gai đốt sống cổ

Gai đốt sống cổ là gì?

Gai đốt sống cổ là hiện tượng các khớp xương cổ bị nhô ra ngoài tạo thành các mỏm xương hay điểm lồi ở đốt sống xương, từ đó gây chèn ép lên các dây thần kinh và gây ra các triệu chứng đau nhức ở cổ hoặc làm tê bì chân tay, gây khó khăn trong vận động.

Nguyên nhân gây bệnh gai đốt sống cổ

Gai đốt sống cổ không chỉ gặp ở những người cao tuổi mà ngay cả người trẻ tuổi cũng dễ mắc bệnh. Vì gai đốt sống cổ là do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không riêng gì vấn đề tuổi tác.

Ngồi làm việc không đúng tư thế cũng dễ dẫn đến tình trạng gai đốt sống cổ

Có thể liệt kê một số nguyên nhân gây gai đốt sống cổ như dưới đây:

  • Ngồi sai tư thế, ít vận động: Những người thường xuyên ngồi lệch khi làm việc, cúi đầu xuống sát màn hình máy tính, ít vận động, ngồi trong thời gian dài… sẽ có nguy cơ bị gai đốt sống cổ cao hơn so với những người khác.
  • Bị chấn thương: Chấn thương đầu cổ, lưng do tai nạn có thể khiến cho các sụn khớp hay đốt sống cổ bị tổn thương.
  • Bị béo phì: Những người bị béo phì có nguy cơ bị bệnh gai đốt sống cổ tăng cao vì cơ thể có trọng lượng quá nặng sẽ làm cho các đốt sống cổ hay đốt sống lưng phải chịu nhiều áp lực.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Ăn kiêng hay ăn quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống cổ. Vì ăn kiêng sẽ làm cho cơ thể bị thiếu chất, làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dưỡng chất đến đốt sống, sụn khớp, làm cho các sụn khớp và cột sống bị suy yếu. Còn ăn quá nhiều sẽ dễ dẫn đến thừa chất, khiến cho canxi bị lắng đọng tại các đốt sống và dẫn đến hình thành các gai tại cột sống.
  • Gen di truyền: Với những người có người thân trong gia đình đã bị gai đốt sống cổ sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn vì hệ thống đốt sống thường yếu hơn so với người bình thường.

Dấu hiệu, triệu chứng gai đốt sống cổ

Trên thực tế, có nhiều trường hợp mắc gai đốt sống cổ mà không hề hay biết vì bệnh thường diễn biến và tiến triển rất âm thầm. Đến khi các dấu hiệu rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì người bệnh có thể thấy một số triệu chứng bất thường cảnh báo bệnh.

Đau mỏi vai gáy là dấu hiệu điển hình khi bị gai đốt sống cổ 

  • Cơn đau cổ ê ẩm, liên tục
  • Đau vùng vai gáy, nhức mỏi bả vai
  • Tê hoặc ngứa ran ở cánh tay, thậm chí lan xuống các ngón tay
  • Hạn chế vận động ở cổ, cứng cổ mỗi khi thức dậy, không quay đầu sang trái hoặc sang phải được mà phải xoay cả người
  • Đau nửa đầu, đau buốt lên đỉnh đầu.

Nếu bệnh kèm theo thoát vị đĩa đệm vùng cổ có thể chèn ép nặng các rễ thần kinh, gây nên bại liệt một hoặc cả hai cánh tay, rối loạn cảm giác tứ chi thần kinh thực vật.

Người bệnh gai đốt sống cổ nên ăn gì?

Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Canxi là nguyên tố quan trọng giúp cấu thành xương, giữ cho xương chắc khỏe. Để tăng cường canxi, bạn nên ăn: tôm, cua, cá nhỏ để nguyên xương, sữa tươi, phô mai, sữa chua, các loại rau màu xanh lá cây như cải xoăn, cải bắp, rau diếp,…

Vitamin D: Vitamin D quan trọng với sức khỏe của xương, đồng thời nó có mối quan hệ rất mật thiết với canxi. Ngoài việc hấp thụ vitamin D bằng ánh nắng mặt trời, bệnh nhân cũng nên ăn các thực phẩm giàu vitamin D như ngũ cốc, đậu nành, trứng, nấm, sữa,…

Vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, kháng viêm, ngăn chặn lão hóa cũng như giảm tình trạng đau nhức xương khớp.

Các thực phẩm giàu vitamin C cũng tốt cho xương khớp

Các thực phẩm giàu lượng vitamin C tốt cho người bị gai cột sống gồm: Rau cải, ớt chuông, cà chua, cam, quýt, bưởi, dâu tây… Đặc biệt uống 1 cốc nước ép bưởi hoặc cam hàng ngày sẽ là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể giúp hạn chế bệnh tiến triển nặng.

Thu Hà