Sáng mùng 1 Tết và những phong tục cổ truyền
Nhiều người vẫn truyền tai nhau những điều nên và không nên làm trong ngày đầu năm mới để mong cả năm được may mắn, thuận lợi, tránh được những tai ương, xui xẻo.
Sáng mùng 1 Tết mọi người trong gia đình thường quây quần, sum họp. Ảnh minh họa
Sau Giao thừa, sáng mùng 1 Tết mọi người trong gia đình thường quây quần, sum họp, thắp những nén hương thơm lên ban thờ gia tiên, chúc tụng lẫn nhau rồi cùng đi thăm hỏi chúc Tết họ hàng, láng giềng…
Từ xưa tới nay, nhiều người vẫn truyền tai nhau những điều nên và không nên làm trong ngày đầu năm mới để mong cả năm được may mắn, thuận lợi, tránh được những tai ương, xui xẻo.
Nên đi lễ chùa
Người xưa quan niệm, vào dịp Tết hay đầu năm mới, nên đi lễ chùa cầu may, cầu xin đức phật từ bi hỉ xả phù hộ cho gia đình, bạn bè, cho những người thân yêu một năm đủ đầy, hạnh phúc, và gặp nhiều may mắn…
Nên mua muối đầu năm
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là một trong nhưng tập tục truyền thống trong dân gian. Theo quan niệm trước đây, muối tượng trưng cho sự mặn mà, nồng nàn, tình cảm ấm áp trong các mối quan hệ gia đình, người thân.
Đầu năm mua muối cũng là hành động để cầu mong cho gia đình cả năm yên ấm, thuận hoà, nồng nàn tình cảm giữa ông bà, cha mẹ với các con cháu hoặc giữa các anh chị em với nhau.
Không dừng lại ở ý nghĩa đó, muối cũng được xem là thứ có thể đem lại may mắn cho con người, tẩy bỏ đi những đen đủi, xú uế của năm cũ, xua đuổi những điều không hay.
Kiêng cho nước, lửa, muối, gạo
Việc xin lửa, nước, muối, gạo được xem là những điều không nên trong ngày đầu năm. Bởi quan niệm lửa có màu đỏ, màu mang lại may mắn đầu năm mới. Cho lửa là cho đi cái đỏ, cái may mắn trong năm mới sẽ khiến gia đình không giữ được tiền bạc, trong nhà sẽ gặp nhiều điều xui rủi, ra đường hay gặp tai vạ.
Ngoài ra, cũng kiêng cho nước đầu năm vì nước vốn được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc: “Tiền vào như nước”. Thường thì trước khi bước sang năm mới, ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng, năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.
Hạt muối và gạo đều được xem là kết tinh của đất trời, đều có màu trắng đục và nhiều hạt, tạo thành một khối đi liền với nhau tạo cảm giác no đủ, ấm no. Việc mua muối và gạo dịp cuối năm về đong cho thật đầy ở trong nhà cũng được xem là một điều nên làm để mong muốn có một năm mới thật dư dả, thịnh vượng. Người Bắc mùng 1 Tết còn có tục mua một nắm muối nhỏ được đựng trong túi vải tặng nhau cầu chúc nhau thật nhiều sức khỏe.
Tuy nhiên, việc lấy, xin muối gạo từ nhà người khác trong dịp năm mới lại không làm chủ nhà hài lòng vì điều đó khiến lượng muối hoặc gạo họ đong đầy bị vơi đi một ít, cũng giống như việc mất đi sự thịnh vượng, no đủ trong năm sau. Chính vì thế mà nhiều người thường chọn cách đi chơi, tạm đóng cửa trong những ngày đầu năm để tránh việc bị vay mượn tài lộc dù vô tình hay cố ý.
Kị vay mượn, trả nợ ngày đầu năm
Người xưa quan niệm không nên vay hoặc cho tiền bạc, đồ đạc vào những ngày đầu năm mới vì sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu cả năm. Điều kiêng kị này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.
Kiêng quét nhà đầu năm
Dân gian cho rằng, nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm thì cả năm gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài sẽ đi mất, tiền bạc không đến được với gia đình và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn.
Tuy nhiên những quan niệm này chỉ mang tính tham khảo, nhiều người hiện nay đã không còn quá kiêng khem nhiều như trước nữa.
Từ xưa tới nay, nhiều người vẫn truyền tai nhau những điều nên và không nên làm trong ngày đầu năm mới để mong cả năm được may mắn, thuận lợi, tránh được những tai ương, xui xẻo.
Nên đi lễ chùa
Người xưa quan niệm, vào dịp Tết hay đầu năm mới, nên đi lễ chùa cầu may, cầu xin đức phật từ bi hỉ xả phù hộ cho gia đình, bạn bè, cho những người thân yêu một năm đủ đầy, hạnh phúc, và gặp nhiều may mắn…
Nên mua muối đầu năm
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là một trong nhưng tập tục truyền thống trong dân gian. Theo quan niệm trước đây, muối tượng trưng cho sự mặn mà, nồng nàn, tình cảm ấm áp trong các mối quan hệ gia đình, người thân.
Đầu năm mua muối cũng là hành động để cầu mong cho gia đình cả năm yên ấm, thuận hoà, nồng nàn tình cảm giữa ông bà, cha mẹ với các con cháu hoặc giữa các anh chị em với nhau.
Không dừng lại ở ý nghĩa đó, muối cũng được xem là thứ có thể đem lại may mắn cho con người, tẩy bỏ đi những đen đủi, xú uế của năm cũ, xua đuổi những điều không hay.
Kiêng cho nước, lửa, muối, gạo
Việc xin lửa, nước, muối, gạo được xem là những điều không nên trong ngày đầu năm. Bởi quan niệm lửa có màu đỏ, màu mang lại may mắn đầu năm mới. Cho lửa là cho đi cái đỏ, cái may mắn trong năm mới sẽ khiến gia đình không giữ được tiền bạc, trong nhà sẽ gặp nhiều điều xui rủi, ra đường hay gặp tai vạ.
Ngoài ra, cũng kiêng cho nước đầu năm vì nước vốn được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc: “Tiền vào như nước”. Thường thì trước khi bước sang năm mới, ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng, năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.
Hạt muối và gạo đều được xem là kết tinh của đất trời, đều có màu trắng đục và nhiều hạt, tạo thành một khối đi liền với nhau tạo cảm giác no đủ, ấm no. Việc mua muối và gạo dịp cuối năm về đong cho thật đầy ở trong nhà cũng được xem là một điều nên làm để mong muốn có một năm mới thật dư dả, thịnh vượng. Người Bắc mùng 1 Tết còn có tục mua một nắm muối nhỏ được đựng trong túi vải tặng nhau cầu chúc nhau thật nhiều sức khỏe.
Tuy nhiên, việc lấy, xin muối gạo từ nhà người khác trong dịp năm mới lại không làm chủ nhà hài lòng vì điều đó khiến lượng muối hoặc gạo họ đong đầy bị vơi đi một ít, cũng giống như việc mất đi sự thịnh vượng, no đủ trong năm sau. Chính vì thế mà nhiều người thường chọn cách đi chơi, tạm đóng cửa trong những ngày đầu năm để tránh việc bị vay mượn tài lộc dù vô tình hay cố ý.
Kị vay mượn, trả nợ ngày đầu năm
Người xưa quan niệm không nên vay hoặc cho tiền bạc, đồ đạc vào những ngày đầu năm mới vì sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu cả năm. Điều kiêng kị này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.
Kiêng quét nhà đầu năm
Dân gian cho rằng, nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm thì cả năm gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài sẽ đi mất, tiền bạc không đến được với gia đình và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn.
Tuy nhiên những quan niệm này chỉ mang tính tham khảo, nhiều người hiện nay đã không còn quá kiêng khem nhiều như trước nữa.
Xuất hành đầu năm Tân Sửu 2021 hướng nào tốt?
Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán cũng thường được coi là ngày đại cát nên hầu hết các gia đình thường xem hướng, ngày, giờ xuất hành vào ngày này để có thể cầu được may mắn và tài lộc cho cả một năm. Có nhiều người chọn lúc sau giao thừa xuất hành luôn hoặc là chọn giờ Hoàng đạo để tiến hành xuất hành.
Theo phong thủy, có hai hướng tốt để có thể xuất hành sáng mùng 1 Tết chính là hướng Hỷ Thần và hướng Tài Thần. Tùy vào mong muốn của mỗi gia đình mà mỗi gia đình chọn cho mình hướng xuất hành trên.
Nếu mong muốn có một năm tài lộc thì nên đi hướng Tài Thần, còn nếu muốn một năm cả nhà gặp nhiều niềm vui thì bạn nên chọn hướng Hỷ Thần.
Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán cũng thường được coi là ngày đại cát nên hầu hết các gia đình thường xem hướng, ngày, giờ xuất hành vào ngày này để có thể cầu được may mắn và tài lộc cho cả một năm. Có nhiều người chọn lúc sau giao thừa xuất hành luôn hoặc là chọn giờ Hoàng đạo để tiến hành xuất hành.
Theo phong thủy, có hai hướng tốt để có thể xuất hành sáng mùng 1 Tết chính là hướng Hỷ Thần và hướng Tài Thần. Tùy vào mong muốn của mỗi gia đình mà mỗi gia đình chọn cho mình hướng xuất hành trên.
Nếu mong muốn có một năm tài lộc thì nên đi hướng Tài Thần, còn nếu muốn một năm cả nhà gặp nhiều niềm vui thì bạn nên chọn hướng Hỷ Thần.
Theo Lịch vạn niên 2021, ngày mùng 1 Tết Tân Sửu 2021 là ngày Tân Mão, ngũ hành Mộc, sao Nữ. Nếu muốn cầu tiền bạc, xuất hành về hướng Tài Thần là hướng Tây Nam. Nếu muốn cầu may mắn, hỷ khánh, nên đi về hướng chính Nam để gặp Hỷ Thần.
Các giờ hoàng đạo của ngày mùng 1 Tết có thể chọn để xuất hành gồm có: giờ Tý (23h-01h); giờ Dần (03h-05h); giờ Mão ( 5h-7h); giờ Ngọ (11h-13h); giờ Mùi (13h-15h); giờ Dậu (17h-19h).
Hướng xuất hành đầu năm 2021 Tân Sửu được tính từ nơi gia chủ ở so với hướng muốn đến. Vì vậy, để cầu mong tài lộc vượng phát năm 2021, lần đầu tiên bước ra khỏi nhà, gia chủ nên đi về hướng Tây Nam sau đó đi tiếp các nơi khác.
*** Bài viết mang tính chất tham khảo chiêm nghiệm
Ngọc Anh ( T/h)