Việt Nam đứng thứ 87/156 quốc gia về bình đẳng giới

Ảnh minh họa

Việt Nam xếp vị trí thứ 87 trên tổng số 156 quốc gia được khảo sát trên thế giới về thu hẹp khoảng cách giới. Đây là thông tin được đưa trong báo cáo khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới đây đã công bố báo cáo khoảng cách giới toàn cầu, thống kê về sự tương quan quyền lợi giữa nam giới và nữ giới ở 153 quốc gia trên thế giới.

Việt Nam - khoảng cách giới
Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu 2021 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Trong báo cáo năm nay, WEF nhận định cần 135,6 năm để xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giới trên toàn cầu, thay vì 99,5 năm được nêu trong báo cáo năm 2020.

Mặc dù báo cáo ghi nhận một số tiến bộ trong giáo dục và y tế, nhưng đại dịch COVID-19 đã gây nên các rào cản kinh tế đối với phụ nữ, sự suy giảm khả năng tham chính và thách thức tại nơi làm việc. Với việc phụ nữ chỉ nắm giữ 26,1% số ghế trong quốc hội và 22,6% vị trí bộ trưởng trên toàn thế giới, khoảng cách giới trong chính trị dự kiến sẽ mất hơn 145 năm để thu hẹp. Còn khoảng cách kinh tế sẽ không thu hẹp được cho đến năm 2288.

Báo cáo thống kê 14 tiêu chí thuộc 4 nhóm: Cơ hội và sự tham gia vào các hoạt động kinh tế, Trình độ học vấn, Sức khỏe và sự sống còn, Sự trao quyền chính trị. Thang điểm từ 0,000 (khoảng cách giới lớn nhất) tới 1,000 (khoảng cách giới nhỏ nhất).

Việt Nam - khoảng cách giới
Thế giới nỗ lực san bằng khoảng cách giới

10 vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng thể hiện sự tiến bộ vượt trội về bình đẳng giới của các nước: Iceland, Phần Lan, Na Uy, New Zealand, Thụy Điển, Namibia, Rwanda, Lithuania, Ireland, Thụy Sĩ.

WEF nhận định khu vực Tây Âu và Bắc Âu, khu vực Bắc Mỹ và khu vực Nam Mỹ – Caribbean là ba khu vực đã thu hẹp đáng kể nhất khoảng cách giới. Trong khi đó, khu vực Nam Á và khu vực Trung Đông – Bắc Phi còn phải làm nhiều hơn nữa để tạo nên sự bình đẳng giữa nam và nữ giới.

New Zealand xếp hạng 4 trên thế giới và đứng nhất ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Còn Việt Nam xếp vị trí thứ 87 toàn cầu và thứ 9 trong khu vực này.

Việt Nam - khoảng cách giới
Các nước kêu gọi đầu tư nhiều hơn cho phụ nữ

Những thứ hạng cuối cùng là các quốc gia Trung Đông vẫn còn chìm trong nội chiến kéo dài: Syria (hạng 152), Iraq (hạng 154), Yemen (hạng 155), Afghanistan (hạng 156) và quốc gia Nam Á Pakistan (hạng 153).

Nguồn: WEF