Những sự thật còn chưa biết về virus

Tạp chí Listverse của Anh đã cập nhật một số khám phá về virus ít được nhắc đến qua các nghiên cứu khoa học được thực hiện gần đây.
1. Virus sống trong virus
Mamavirus là một loại virus khổng lồ được phát hiện trong tháp giải nhiệt, lây nhiễm amip nhưng thật bất ngờ, nhờ Mamavirus, khoa học phát hiện ra một loại virus khác có liên quan đến nó. Loại virus mới này nhắm vào mamavirus và ăn thịt nó như một loại ký sinh trùng, được các nhà nghiên cứu đặt tên cho là Sputnik. Tên gọi đồng nghĩa, một virus tấn công virus khác được gọi là virus vệ tinh. Sputnik không có khả năng tự lây nhiễm amip và sinh sản. Nó chỉ có thể tái tạo ở amip đã bị nhiễm virus mamavirus. Thay vì trực tiếp tấn công máy móc của tế bào, Sputnik sử dụng các protein sao chép của virus để tạo ra các bản sao của chính nó.
2. Virus khổng lồ
Thực tế, không phải tất cả các virus đều nhỏ, thậm chí có loại còn khá lớn. Khi các nhà nghiên cứu đi tìm vi khuẩn trong tháp giải nhiệt, họ đã phát hiện một loại virus khổng lồ. Virus này được đặt tên là Mimivirus, có bộ gene dài hơn 12 triệu cặp cơ sở hay cặp bazơ, lớn hơn vi khuẩn nhỏ nhất. Năm 2014, loại virus này được phát hiện ở vùng lãnh thổ nguyên băng giá của Nga có niên đại hơn 30.000 năm tuổi. Sau đó, các nhà khoa học đã cố gắng hồi sinh chúng, cho amip tiếp xúc với các virus rã đông để virus khổng lồ lây nhiễm sang các sinh vật đơn bào này. Mặc dù có từ thời kỳ đồ đá, các virus đã xâm nhập thành công các tế bào và nhân rộng. Khả năng hoạt động của virus sau một thời gian dài đã dẫn đến một số suy đoán, lớp băng vĩnh cửu tan chảy có thể giải phóng các mầm bệnh mà con người lãng quên từ lâu.
3. Virus siêu nhỏ
Cùng với virus khổng lồ, ở chiều ngược lại là virus cực nhỏ. Độ nhỏ của virus phụ thuộc vào axit nucleic của chúng. Về cơ bản, virus chỉ là một lớp vỏ lạ mắt bao quanh một số ADN hoặc RNA. Vỏ giúp ADN hoặc RNA xâm nhập vào tế bào chủ và các axit nucleic buộc tế bào chủ tạo ra nhiều vỏ hơn để virus có thể lây lan. Đối với các Circoviruses gây bệnh cho lợn, những gì chúng cần là 3 gene. Toàn bộ chiều dài bộ gene của chúng dài 1.726 cặp bazơ, so với bộ gene của người có hơn 3 tỷ cặp bazơ. Chỉ với 3 gene, virus có thể xâm nhập vào tế bào và nhân lên. Với một bộ gene ngắn như vậy, nó chỉ cần một chiếc áo khoác nhỏ để chứa nó. Các mạch vòng chỉ có chiều ngang 17 phần tỷ của 1 mét, một số nhà nghiên cứu đang cố gắng thu nhỏ hơn nữa. Một nhóm các nhà khoa học thông báo, họ đã tạo ra một loại virus nhân tạo từ các đoạn protein và DNA dài 12 phần tỷ của 1 mét. Người ta hy vọng rằng nhiều loại virus nhân tạo hơn có thể có vai trò trong các phương pháp điều trị y tế tiên tiến.
4. Làm thế nào để biết virus sống hay bất hoạt?
Nói chung, muốn biết một cái gì đó còn sống chỉ cần nhìn vào chúng là biết nhưng đối với virus thì không thể vì nó quá nhỏ. Chúng được tạo ra từ những thứ liên kết tạo ra sự sống như protein, lipid và axit nucleic, thậm chí virus còn hơn thế nữa như tái tạo và phát triển nhưng nó lại không thể tự làm được. Để có thể nhân lên, virus phải lây nhiễm sang tế bào chủ và chiếm đoạt sự trao đổi chất của tế bào chủ. Hầu hết các nhà khoa học nghĩ về virus như một tập hợp bất hoạt của các chất hóa học trong việc tạo ra các bản sao của chính chúng dựa trên sự phức tạp của bộ gene và tốc độ tiến hóa của virus.
Theo khoa học, mọi người đều cho rằng virus ở dạng hoàn chỉnh bất hoạt như những viên nang nhỏ ADN hoặc RNA. Trong thực tế, một bào tử vi khuẩn sẽ chết khi nó không hoạt động nhưng một khi virus thâm nhập vào tế bào và bắt đầu nhiệm vụ phức tạp, tạo ra nhiều bản sao của chính nó. Vì vậy có thể coi virus là các sinh vật sống là hoàn toàn chính xác.
Mai Nguyễn (dịch)