Cây sâm đất và những tác dụng tốt cho sức khỏe
Không chỉ được dùng như một loại rau, cây sâm đất còn sử dụng như một loại dược liệu quý, có thể giúp phòng và điều trị nhiều căn bệnh. Những thông tin được cung cấp dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây này để lựa chọn bổ sung trong dinh dưỡng gia đình phù hợp nhất.
1. Cây sâm đất là gì?
Cây sâm đất, hay còn gọi là sâm rừng, sâm nam, sâm quy bầu,… có tên khoa học là Boerhavia diffusa L thuộc họ Hoa phấn (Nyctaginaceae). Cây sâm đất mọc hoang ở nhiều nơi nhưng chủ yếu tập trung ở các vùng trung du và miền núi.
Đây là loại cây thân thảo, mọc tỏa ra sát mặt đất, bên ngoài nhẵn và phân nhánh ở phía dưới. Phần rễ của cây phát triển thành củ có màu vàng nhạt. Lá cây sâm đất có dạng hình trái xoan hay hình trứng ngược, mọc so le với nhau. Hoa sâm đất có màu hồng, nhỏ, mọc ở ngọn thân hay các nhánh. Quả của cây sâm đất mọng, khi chín có màu đỏ nâu, bên trong quả có hạt rất nhỏ, dẹt và có màu đen nhánh.
Toàn bộ các bộ phận của cây sâm đất đều có thể dùng làm vị thuốc, bao gồm cả lá, thân và củ nhưng phần củ vẫn được sử dụng phổ biến nhất.
Theo các nghiên cứu, cây sâm đất có chứa hoạt chất pectin tương đối dồi dào. Phần rễ cây có chứa alkaloid có hoạt tính là punarnavine 0,01%. Ngoài ra, phần rễ của cây sâm đất còn chứa gôm, nitrat kalium, tinh bột,…
2. Cây sâm đất có tác dụng gì?
2.1. Công dụng của cây sâm đất trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Theo Đông y, cây sâm đất có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy cây sâm đất có khả năng thúc đẩy tiểu tiện nhờ cơ chế kích thích D – amino oxidase, đồng thời ức chế succinic dehydrogenase tại thận.
Hơn nữa, trong củ cây sâm đất có chứa thành phần fructooligosaccharides, có chức năng hỗ trợ cơ thể không hấp thu đường đơn, giảm glucose có trong gan và tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng cây sâm đất, cụ thể là củ sâm đất để hỗ trợ điều trị bệnh.
Với những người mắc căn bệnh tiểu đường, muốn dùng sâm đất chữa trị bệnh, chỉ cần chuẩn bị 75g sâm đất tươi hoặc 25g sâm đất khô rồi sắc với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng từ 10 – 15 phút và dùng mỗi ngày trong khoảng một tháng.
2.2. Cây sâm đất tốt cho hệ tim mạch
Một trong những tác dụng của cây sâm đất không thể bỏ qua chính là củng cố sức khỏe tim mạch. Theo các nghiên cứu, hoạt chất Fructooligosaccharides có trong củ sâm đất có thể chuyển hóa thành carbohydrate, polyphenol, giúp giảm lượng natri trong máu, cải thiện tình trạng hạ đường huyết, củng cố sức khỏe của tim mạch.
Hơn nữa, sử dụng cây sâm đất hàng ngày có tác dụng điều hòa huyết áp, điều trị chứng cao huyết áp, hạn chế tối đa tình trạng huyết áp cao một cách đột ngột.
2.3. Sâm đất là thực phẩm tốt cho giảm cân
Với những người muốn giảm cân, tránh béo phì thì sâm đất, cụ thể là củ sâm đất là thực phẩm không nên bỏ qua. Khi ăn củ sâm đất, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn, từ đó ít tiêu thụ các thức ăn khác và đẩy nhanh quá trình bài tiết ra khỏi cơ thể.
Để sử dụng với mục đích giảm cân, bạn có thể luộc chín củ sâm đất hay nấu củ sâm đất với thịt. Kết hợp với chế độ luyện tập và dinh dưỡng, dùng củ sâm đất sẽ giúp bạn có vóc dáng thon gọn hơn.
2.4. Cây sâm đất có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón, trĩ
Theo nhiều nghiên cứu, những trường hợp khó tiêu, sử dụng sâm đất sẽ giúp làm giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, từ đó giúp giảm đau bụng. Không những vậy, sâm đất còn giúp giảm táo bón, điều trị các bệnh về táo bón, cụ thể là trĩ hiệu quả.
Để điều trị táo bón, bạn cần chuẩn bị 30g lá sâm đất, 20g rễ đinh lăng, 30g lá vông non, 30g vừng đen rang nổ, 20g lá thiên lý non. Sau đó, đem tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch với nước rồi nấu canh để ăn mỗi ngày đến khi triệu chứng táo bón biến mất.
2.5. Công dụng của cây sâm đất trong việc giải độc, mát gan
Một trong những tác dụng chính của cây sâm đất là tác dụng giải nhiệt, mát gan, thanh lọc cơ thể.
Để sử dụng cây sâm đất với mục đích giải độc mát gan, bạn chỉ cần chuẩn bị 10 – 15g sâm đất khô. Sau đó, sắc lấy nước rồi uống thay trà hằng ngày. Hoặc bạn có thể tán sâm đất thành bột mịn để uống. Ngoài ra, có thể dùng lá sâm đất để nấu canh ăn mỗi ngày.
2.6. Cây sâm đất có tác dụng hỗ trợ điều trị ho lâu ngày, hen suyễn
Theo Đông y, sâm đất có tác dụng giải độc, long đờm. Rễ sâm đất có tác dụng trị ho dai dẳng rất tốt.
Theo đó, để điều trị ho lâu ngày hay hen suyễn, bạn lấy 75g sâm đất tươi cùng với 20g sâm đất khô. Với dược liệu ở dạng tươi, bạn đem đun sôi với khoảng 250ml nước. Còn sâm đất ở dạng khô đem tán thành bột mịn. Cuối cùng, sử dùng nước sắc để uống bột mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng là bạn sẽ thấy hiệu quả.
3. Một số lưu ý khi dùng cây sâm đất
Sâm đất là loại dược liệu có thể dùng đơn lẻ hay kết hợp cùng với một số loại thảo được khác. Tùy vào mục đích điều trị bệnh mà chúng ta có thể dùng sâm đất ở dạng bột, cao lỏng, nước sắc hay cao cồn. Dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng nó để tránh những hệ lụy nguy hiểm.
Một trong những cách chế biến cây sâm đất tốt cho sức khỏe chính là sâm đất ngâm rượu. Rượu sâm đất là thức uống được các phái mạnh yêu thích. Vậy cây sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì?
Thông thường, người ta dùng củ sâm đất để ngâm rượu. Sau khi ngâm rượu, những tác dụng của sâm đất như đã kể trên vẫn giữ nguyên. Hơn nữa, sau khi ngâm rượu, củ sâm đất có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện sinh lý, tăng cường sinh lực cho phái mạnh.
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng sâm đất:
– Phụ nữ mang thai không nên dùng sâm đất.
– Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh gây ngộ độc khi sử dụng quá liều hay sử dụng sai cách.
Trên đây là những thông tin cho câu hỏi cây sâm đất có tác dụng gì cũng như những lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này. Nắm bắt những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách cây sâm đất để đạt được những hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Thu Thủy