Đứng dưới vòm duối di sản độc đáo ở xứ Đoài mây trắng bay
Cùng với đền thờ và lăng Tiền Ngô Vương, rặng duối cổ ở Đường Lâm (Hà Nội) nằm trong quần thể di tích lích sử quốc gia, chứa đựng giá trị lớn về văn hóa, tâm linh của đất nước và con người Việt Nam.
Người dân ở Đường Lâm coi rặng duối cổ 18 cây gần đền thờ và lăng Ngô Quyền (thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm) như ‘báu vật.’ Rặng duối này có từ cách đây khoảng 1.000 năm. Tương truyền, vua Ngô Quyền từng buộc ngựa chiến vào cây duối trước khi tiến quân ra vùng sông Bạch Đằng đánh tan quân Nam Hán, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Ngày 22/4/2011, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thị xã Sơn Tây đã tổ chức Lễ vinh danh, công nhận cây di sản Việt Nam cho rặng duối cổ này. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Trải qua cả nghìn năm lịch sử, người dân Đường Lâm luôn canh gác, bảo vệ không cho ai xâm phạm, làm hư hại rặng duối. Vào dịp cuối tuần, nơi đây trở thành điểm đến thu hút khách thập phương dừng chân, đặc biệt là các cặp đôi. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thời điểm này, khi không thể xuất ngoại, người dân trong nước luôn tìm đến những nơi mơi mẻ, gần gũi thiên nhiên và giàu giá trị lịch sử như rặng duối. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những tà áo dài thướt tha dưới rặng duối cổ thụ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Loài cây này xuất hiện nhiều ở vùng đất khô miền Đông Nam Á, Philippines, Trung Quốc và Ấn Độ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hàng duối trồng liền nhau, thân có đường kính lớn từ 1-2 vòng tay người ôm, chiều cao khoảng 6m. Tán cây sum suê, lá duối hình trứng nhọn, dài 3-7 cm, rộng khoảng 2-3cm, mép có răng khía. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Các du khách đến từ Hà Nội cho biết mặc dù đã đi Đường Lâm nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên ghé rặng duối di sản, thấy không khí rất trong lành, quanh cảnh bình yên. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
‘Câu lạc bộ hưu trí’ của một ngân hàng ở Hà Nội dừng chân dưới tán cây mát mẻ… (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
…và thích thú xem lại những khoảnh khắc chụp cùng nhau. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những du khách trẻ còn gọi hai cây duối lớn mọc sát nhau, thế đan cài là gốc cây tình yêu và rất thích chụp hình lưu niệm ở đây. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đến nay chỉ còn 15 cây duối còn sống xanh tốt. Trước đó, 3 cây đã bị chết do ‘tuổi già’ và sâu bệnh. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nơi đây còn là nơi người dân địa phương dừng chân, nghỉ ngơi dưới bóng mát. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Lối đi dọc rặng duối là hàng gạch đá ong – một ‘đặc sản’ của Đường Lâm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Rặng duối được công nhận là cây di sản nhằm bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm. Hiện Việt Nam đã có gần 70 cây đa, thị, lim, nghiến, gạo, thông, duối, muỗm… được công nhận là Cây di sản. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)