Lời đồn về rau muống “hút” thuốc trừ sâu và nhiễm kim loại nặng: Ăn lâu dài có gây bệnh không?
Hàm lượng kim loại nặng trong rau muống có phải vượt tiêu chuẩn không?
Bài viết này của chuyên gia Dương Thanh Hinh, nghiên cứu sinh tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Đông Trung Quốc, chuyên khoa Chất lượng và An toàn Thực phẩm.
Người phản biện bài viết này: Giáo sư Tiến sĩ Lưu Thiếu Vĩ, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Đông Trung Quốc, Tiến sĩ Khoa học Thực phẩm từ Đại học Bang Pennsylvania, Sau Tiến sỹ tại Đại học Bang Kansas, Hoa Kỳ.
Rau muống là một trong những loại rau phổ biến, đặc biệt phát triển vào mùa hè. Tuy nhiên, có một lời đồn lan truyền rằng: “Đừng ăn rau muống, vì rau muống là loại rau hút thuốc trừ sâu và kim loại nặng mạnh nhất trong tất cả các loại rau ăn lá, đặc biệt là loại ống rỗng, chứa nhiều kim loại nặng vô hình, mục đích chính của việc trồng rau muống là để làm sạch đất… “.
Ngay khi thông tin này được lan truyền, nhiều người tiêu dùng đã quen ăn rau muống cảm thấy băn khoăn: Sự thật có phải như vậy không? Ăn rau muống có tự tin vào tương lai sức khỏe của mình không?
Rau muống có thực sự “hút”nhiều kim loại nặng nhất?
Trước hết, chúng ta biết rằng có nhiều kim loại nặng trong môi trường đất. Rau muống có thể có khả năng hấp phụ tương đối mạnh đối với một số loại kim loại nặng nhất định, nhưng khả năng hấp phụ đối với các kim loại nặng khác lại tương đối yếu.
Một nghiên cứu ở Quảng Châu (TQ) cho thấy, rau diếp, xà lách có khả năng tích tụ cadmium mạnh hơn rau muống.
Đồng thời, các cơ quan liên quan của tỉnh Giang Tô (TQ) cũng đã tiến hành nghiên cứu và đã lựa chọn 5 loại rau, trong đó có rau muống, gửi cơ quan kiểm nghiệm để giám định, kết quả cho thấy, mỗi loại rau có hàm lượng kim loại nặng cao nhất là khác nhau.
Thứ hai, một loại rau nào đó có khả năng tích tụ kim loại nặng rất mạnh, cũng không nhất thiết đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Điều này được quyết định bởi môi trường sống của loại rau đó. Chỉ cần trồng ở môi trường sinh thái có đất, nguồn nước có hàm lượng kim loại nặng không vượt quá tiêu chuẩn thì không cần lo lắng.
Trong các cuộc kiểm tra do các tổ chức liên quan ở tỉnh Giang Tô (TQ) tiến hành, mặc dù cả 5 loại rau đều chứa một số kim loại nặng nhất định nhưng hàm lượng của chúng thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn giới hạn an toàn quốc gia.
Tiêu chuẩn giới hạn quốc gia đối với arsen là không quá 0,5 mg/kg, và xét nghiệm cho thấy hàm lượng arsen trên 1 kg rau muống chỉ là 0,017 mg.
Người nước ngoài không ăn rau muống vì nó có độc?
Trên thực tế, một số người dân ở các nước khác trên thế giới không ăn rau muống, điều này hoàn toàn do thói quen ăn uống của họ.
Người nước ngoài thích cà chua, khoai tây, bông cải xanh và các loại rau khác nên rau muống không phổ biến ở nước ngoài. Hơn nữa, ngay cả ở những vùng khác nhau của cùng một đất nước, cũng có những thói quen ăn uống khác nhau. Vì vậy, không thể nhầm lẫn khái niệm giữa việc người nước ngoài không ăn rau muống và khái niệm rau muống có độc.
Tác dụng của rau muống
1. Trong rau muống có nhiều chất dinh dưỡng, ăn thường xuyên có thể nâng cao thể lực và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
2. Rau muống tía có chứa chất insulin có tác dụng hạ đường huyết, điều hòa lượng đường trong máu. Giúp ích nhất định cho bệnh nhân đái tháo đường.
3. Rau muống chứa nhiều chất diệp lục, có tác dụng bảo vệ răng miệng, ngừa sâu răng. Nếu bị sâu răng nặng, bạn có thể thử tác dụng của rau muống.
4. Rau muống không chỉ thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa mà còn có tác dụng dưỡng ẩm đường ruột, giảm táo bón. Những người bị táo bón thường xuyên có thể thanh nhiệt giải độc bằng cách ăn nhiều rau muống. Không những thế, rau muống còn có thể được sử dụng để điều trị loét, vì nó có tác dụng sát trùng và chống viêm.
Bốn tác dụng chính này có giúp ích gì nhiều cho sức khỏe của chúng ta không? Không chỉ có tác dụng tăng cường thể lực, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể mà còn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu rất tốt. Nó cũng có tác dụng tốt trong việc bảo vệ răng miệng và ngăn ngừa sâu răng.
Mẹo vặt khi ăn rau muống:
Hạn chế ăn cùng với tôm cá:
Rau muống rất giàu axit oxalic, chất này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của tôm cá, gây ra các triệu chứng như nôn mửa, chóng mặt, buồn nôn.
Chú ý khi ăn với thức ăn có tính hàn/lạnh:
Rau muống có tính lạnh và trơn, nếu ăn với những thức ăn cũng có tính lạnh như cua, mướp đắng,… sẽ làm nặng thêm chứng lạnh trong người, có thể làm tỳ vị hư hàn, ăn không tiêu, tiêu chảy,… nên nếu người có thể trạng suy nhược, tỳ vị hư lạnh, người bị đi ngoài phân lỏng không nên ăn nhiều.
Bạn vẫn lo lắng về dư lượng kim loại nặng? Hãy ăn thức ăn đa dạng hơn
Đúng là dù là loại thực phẩm nào đi chăng nữa thì trong môi trường ngày nay cũng sẽ ít nhiều có vấn đề ô nhiễm, rất khó loại bỏ hoàn toàn các chất cặn bã, và chúng ta chỉ có thể cố gắng tránh chúng.
Tuy nhiên, liệu những “chất cặn bã” này có thể đe dọa sức khỏe của chúng ta hay không thì không chỉ phụ thuộc vào bản thân thực phẩm mà còn phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ, tần suất và cách kết hợp thức ăn của chúng ta.
Đây cũng là một lợi ích khác của sự “đa dạng thực phẩm” để giảm nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Hãy ăn mọi thứ sao cho đa dạng, nhưng không ăn quá nhiều.
Lấy thực phẩm từ thực vật làm ví dụ, trong tài liệu “Hướng dẫn chế độ ăn uống của cư dân Trung Quốc (2016)” khuyến nghị người lớn nên ăn 500 gam rau mỗi ngày (trọng lượng thô), và có nhiều loại rau, vì vậy bạn có thể thay đổi các loại rau khác nhau mỗi ngày để đáp ứng theo các hướng dẫn trong lượng khuyến nghị.
Bằng cách này, sự cân bằng dinh dưỡng sẽ đạt được và giảm nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
*Theo The Paper