10 loại gia vị và thảo mộc quen thuộc cực tốt cho sức khỏe

Việc sử dụng thảo dược y học để chữa bệnh thay vì thuốc chế tạo ngày càng tăng. Thảo dược và phương thuốc tự nhiên đã được chứng minh là chữa lành và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần.

Có những loại và gia vị bạn có thể có sẵn ở nhà, giúp điều trị các triệu chứng cảm lạnh và huyết áp cao, thậm chí có thể ngăn ngừa lão hóa nhanh.

Dưới đây là 10 loại gia vị và thảo mộc bạn nên thử nếu muốn chăm sóc cơ thể tốt nhất.

1. Tỏi

Tỏi rất tốt để chống lại cảm cúm và cảm lạnh thông thường. Nó có thể giúp làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tỏi cũng chứa chất chống oxy hóa được cho là giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí.

Nó có thể được sử dụng để nấu ăn hoặc như một chất bổ sung dinh dưỡng. Bạn nên sử dụng tỏi nghiền và băm nhỏ để có lợi ích sức khỏe tốt nhất.

 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Hương thảo

Ăn lá cây hương thảo mỗi ngày sẽ giúp cơ thể được cung cấp đủ lượng vitamin A khiến mắt sáng khỏe, chống oxy hóa và ngăn ngừa bệnh ung thư phổi và khoang miệng.

Lá cây hương thảo cung cấp khoảng 131 calo và không chứa cholesterol, chứa nhiều chất xơ, vitamin A.

Cây hương thảo chứa nhiều canxi, sắt và vitamin B6, góp phần vào sự ổn định nhiệt của omega 3 và giúp tăng tuổi thọ.

Sử dụng cây hương thảo thường xuyên giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh bởi loại gia vị này có tác dụng chống bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.

Ngoài ra, nó còn được sử dụng để tạo mùi cho nước hoa và tinh dầu để sử dụng hàng ngày.

3. Ớt

Các thành phần có trong ớt có tác dụng chống lão hóa đối với chúng ta. Chúng có thể hoạt động như một thuốc giảm đau cho các vấn đề như: Ợ nóng và rất tốt nếu chúng ta muốn giảm cân vì chúng có thể làm tăng quá trình đốt cháy chất béo.

Bạn có thể cắt nhỏ hoặc cắt lát và thêm vào khá nhiều món ăn. Chúng có thể được ăn sống, nướng và hấp. Lưu ý rằng bạn nên loại bỏ hạt trước khi ăn và ăn lượng vừa phải, không ăn quá thường xuyên.

4. Gừng

Gừng giúp cải thiện tiêu hóa và giảm khí. Nó còn giúp giảm viêm, giảm đau và có thể làm giảm cảm lạnh.

Gừng còn làm giảm bớt ốm nghén và buồn nôn cho các mẹ bầu.

Bạn có thể dùng gừng để pha thành trà nóng, nấu súp và trong các món ăn hàng ngày, thậm chí làm bánh gừng để uống cùng trà.

5. Rau mùi tây

Mùi tây có thể giúp điều trị huyết áp cao hiệu quả. Ngoài ra, rau mùi tây rất giàu vitamin K, cũng có lợi cho sức khỏe của xương.

Rau mùi tây khô có thể được sử dụng để tăng hương vị của súp, món hầm và nước sốt cà chua.

Rau mùi tây tươi có thể được thêm vào salad, nước sốt và các món hải sản.

6. Bạc hà

Đông y cho rằng bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, chữa nôn mửa không tiêu. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi.

Trong tân dược, người ta đã điều chế tinh dầu bạc hà dưới dạng tinh thể menthol để nạp vào các lọ nhựa làm ống hít xông họng, mũi hoặc cho tinh thể menthol vào các nguyên liệu để làm thành bánh kẹo bạc hà…

Lá bạc hà có thể được sử dụng khô, tươi trong trà hoặc thêm vào món ăn để tăng hương vị cho thực phẩm. Nó cũng có thể được sử dụng để chiết xuất tinh dầu.

7. Quế

Trong quế có chứa cinnamaldehyde, một chất hóa học có thể chống lại virus, hạ đường huyết, tránh bệnh tiểu đường, giảm cholesterol và chống lại các bệnh về thoái hóa thần kinh.

Quế có thể giúp chống nhiễm trùng cơ thể và sửa chữa tổn thương mô. Nó cũng giúp chống viêm và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Bạn có thể thêm quế vào trà và cà phê hoặc bột quế có thể được sử dụng cho các món tráng miệng, bột yến mạch, sinh tố và bánh kếp.

8. Hoa cúc

Trà hoa cúc có thể làm giảm đau bụng kinh và cũng có thể khiến phụ nữ cảm thấy bớt lo lắng.

Loại trà này cũng làm giảm lượng đường trong máu trong cơ thể, giúp điều trị bệnh tiểu đường.

Ngoài để làm trà, loại hoa này cũng có thể được thêm vào bột yến mạch hoặc ngũ cốc hàng ngày.

9. Hẹ

Hẹ chứa choline là một chất dinh dưỡng, có thể giúp ngủ ngon. Nó cũng chứa folate và can thiệp vào việc sản xuất serotonin, có thể giúp giảm trầm cảm và cải thiện tâm trạng.

Chúng có thể được sử dụng với các món rau, trứng, các món phô mai và làm topping cho súp hoặc salad.

10. Hoa oải hương

Dầu oải hương có thể giúp chữa lành vết thương và vết côn trùng cắn. Hoa oải hương cũng giúp giảm lo âu, mất ngủ và trầm cảm. Tinh dầu oải hương cũng có thể chống lại nhiễm trùng kháng nấm.

Hoa oải hương được sử dụng nhiều nhất để sản xuất tinh dầu và bạn có thể sử dụng nó như một loại kem dưỡng ẩm 1-2 lần/ngày.

Bạn cũng có thể trộn nó với dầu dừa, dầu tamanu hoặc dầu bạc hà để tăng hiệu quả khi sử dụng.

Theo Gia đình mới